Tìm hiểu sâu về Root trên thiết bị Android - Top Android - Thế Giới Android - Blog Android - Download APK Free for Smartphones
 Thế giới miễn phí dành cho Android!
Thế giới miễn phí dành cho Android!
*Blog Android - Thế Giới Android - Tổng hợp mới nhất cho Android
*Mình là một người yêu thích công nghệ thông tin . Blog này mình lập ra mục đích chính là để chia sẻ những hiểu biết của mình về các thủ thuật hữu ích về phần mềm & phần cứng khi sử dụng thiết bị Android , thủ thuật điện thoại hay, thủ thuật android cơ bản, hướng dẫn root, up rom, recovery… Hi vọng những kiến thức mình chia sẻ sẽ giúp các bạn giải quyết được những vấn đề gặp phải. Kiến thức của mình còn hạn hẹp nên chắc chắn không thể tránh được những thiết sót, mong nhận được ý kiến góp ý từ tất cả các bạn để Blog ngày một mạnh hơn. Nếu các bạn có thắc mắc hay muốn trao đổi thêm với mình về bất kỳ chủ đề gì có thể liên lạc với mình qua Emai: cskh.wapgiaitri@gmail.com .
*Các bài viết mới nhất! *

Tìm hiểu sâu về Root trên thiết bị Android

Ưu nhược, điểm và Top 10 Lý do cần thiết phải Root Android

Nếu là một người dùng Android, chắc hẳn cụm từ “root máy” và những câu hỏi đại loại như root máy nghĩa là gì, được và mất gì từ việc này sẽ là những điều bạn quan tâm.

PHẦN I. ROOT LÀ GÌ ?

Mọi người thường nói có hai lớp người sử dụng công nghệ:

Lớp người thứ nhất là những người sử dụng thiết bị công nghệ một cách đơn thuần, họ chỉ sử dụng những gì mà nhà cung cấp đưa ra, không thắc mắc hoặc không khiếu nại. Trong khi đó lớp người thứ hai: thì đối lập hoàn toàn, họ có nhu cầu tìm hiểu sâu vào cốt lõi của những thiết bị công nghệ được cung cấp, và họ muốn được trao quyền cao nhất để tự làm với tất cả mọi thứ bên trong thiết bị được cung cấp đó. Nhu cầu tìm hiểu của lớp người này luôn cao hơn rất nhiều so với người sử dụng bình thường. (Mình thuộc nhóm này :D)

Hệ điều hành Android, dù được gọi là mã nguồn mở, nhưng vẫn không làm cho người dùng hoàn toàn kiểm soát thiết bị. Điều này đặt cơ sở cho nhiều khả năng còn có rất nhiều tiềm năng không hoạt động, và sau đó các lập trình viên nhảy vào nghiên cứu, tìm hiểu, cuối cùng thiết bị Android đã bắt đầu bị “root”. Bây giờ chúng ta lại đưa ra câu hỏi, tại sao phải “root” ? Với rất nhiều điện thoại dựa trên hệ điều hành Android đang có bây giờ, câu hỏi này đã trở nên quan trọng hơn.

Root về cơ bản có nghĩa là có được “toàn quyền” truy cập sâu vào thiết bị của bạn. Những người đã sử dụng hệ điều hành Linux sẽ dễ dàng hiểu được điều này, nhưng đối với người dùng như chúng ta đã quá quen với hệ điều hành của Microsoft thì vấn đề này vẫn còn gì đó khá mơ hồ. Nói một cách dễ hiểu thì “Root” có nghĩa là bạn sẽ được điều khiển hoàn toàn và chủ động những gì có trong chiếc điện thoại của bạn và những gì mà nhà cung cấp đã ẩn nó đi. Khi bạn “Root”, bạn chính thức là người chủ và kiểm soát hoàn toàn chiếc máy điện thoại của bạn.

Điều này về bản chất sự việc nó giống như việc bạn là người đi thuê nhà và là chủ nhân của một ngôi nhà. Nếu là người đi thuê, bạn chỉ quyền được sử dụng trên những gì mà chủ nhà cung cấp, còn với tư cách là chủ nhân ngôi nhà thì bạn có toàn quyền làm mọi thứ như: sơn nhà, sửa nhà, lắp thêm thiết bị này thiết bị khác… Việc root máy khiến bản trở thành một chủ nhân đích thực.

Về chuyên sâu, thuật ngữ root được bắt nguồn từ nhân điều hành Linux, nhân điều hành “thủy tổ” của Android. Root cho phép người dùng truy xuất, quản trị vào nhân hệ thống mà thông thường họ không thể tiếp cận được. Chúng ta hãy thử tưởng tượng điện thoại là máy vi tính của công ty, Android là Windows và nhà sản xuất là nhân viên quản trị mạng. Thông thường, nhà quản trị mạng của công ty luôn kiểm soát máy tính của nhân viên, chỉ cho phép họ sử dụng tài khoản thành viên (user) vốn có rất nhiều hạn chế, nhằm tránh những trường hợp can thiệp sai làm hỏng toàn bộ hệ thống. Chỉ những thành viên có thẩm quyền mới được dùng tài khoản quản trị (administrator) có quyền hạn lớn hơn. Hành động root có thể hiểu như một người dùng chiếm quyền điều khiển máy chủ, cho phép mình thực hiện các thao tác mà trước đây không thể.

Chính vì vậy mà root khá nguy hiểm nếu được thực hiện bởi những ai không nắm rõ về nó. Trước đây, các công ty sản xuất điện thoại từng thực hiện nhiều biện pháp để phòng chống hành động này, chẳng hạn như các bản SPL mới, hay dùng một con chip riêng biệt chống root, nhưng gìờ họ không còn gắt gao như vậy.

Nhớ trước kia khi có Google Nexus One Google thậm chí còn có hướng dẫn root chiếc máy này nhưng họ cũng kèm theo điều kiện mất bảo hành khi thực hiện thao tác root máy. Dù vậy thì bản thân Android là một phiên bản Linux mã nguồn mở, do đó mà rất khó để kiểm soát. Hơn nữa, ngay cả chính phủ Mỹ cũng thông qua một đạo luật hợp thức hóa việc root hay jailbreak máy, nên các nhà sản xuất không còn nhiều lý do để ngăn chặn nữa.

NHƯỢC ĐIỂM

Trước hết, phải khẳng định một điều rằng, root máy có lợi hơn rất nhiều so với giữ nguyên hiện trạng mà nhà sản xuất quy định. Tuy nhiên, bạn sẽ gặp một số phiền phức nhỏ, chẳng hạn như vô tình xóa các tập tin hệ thống dẫn đến hỏng hệ điều hành. Thông thường, bạn chỉ cần khôi phục (format) lại máy là đã có thể sửa được những lỗi này, nhưng trường hợp tệ nhất là thay đổi SPL có thể dẫn đến hỏng máy, phải thay flash.

Mặt khác, việc root máy sẽ làm mất bảo hành, đặc biệt là các cửa hàng xách tay ở Việt Nam thường vịn vào cớ up ROM để từ chối bảo hành, cho dù đó chỉ là cập nhật tự động từ nhà sản xuất. Để khắc phục, bạn nên phục hồi lại toàn bộ hệ thống trước khi bảo hành.

Ngoài ra, việc root máy cũng làm cho bạn không thể cập nhật OTA từ nhà sản xuất nữa, mà phải tự cập nhật bằng tay (thực ra điều này không đúng với một số máy nhưng bạn sẽ mất root khi cập nhật). Bên cạnh đó, phương thức thực hiện root cũng khá phức tạp và đòi hỏi người sử dụng phải thật sự tập trung, hiểu rõ về chiếc điện thoại của mình. Root máy cũng có thể gây “tai họa” vì bạn trao toàn bộ quyền điều khiển máy cho bên thứ ba, có thể bị lộ các thông tin cá nhân.

ƯU ĐIỂM

Người dùng có thể tự mình thay đổi tập tin hệ thống, các giao diện ẩn, thậm chí là thay đổi hình đại diện của hãng sản xuất khi khởi động máy, xóa những chương trình “vô dụng” kèm theo máy.

Có thể sao lưu và phục hồi toàn bộ hệ thống, gần giống với hành động tạo tập tin ảnh đĩa trên máy vi tính. Đây là tính năng rất hữu ích trong trường hợp máy bạn không thể mở lên.

Sao chép dữ liệu, chương trình vào thẻ nhớ là lợi ích thứ ba của việc root máy. Ở các phiên bản Android 2.2 trở về trước, dữ liệu (cache) và ứng dụng được cài trực tiếp trong bộ nhớ máy, làm hạn chế khả năng tráo đổi (swap) của hệ điều hành do thiếu dung lượng trống, qua đó cũng phần nào làm chậm máy. Một điện thoại đã root cho phép bạn di chuyển các dữ liệu này sang thẻ nhớ, dành chỗ trống cho hệ điều hành hoạt động.

Việc root máy cũng đồng thời mở một “chân trời” mới, giúp bạn khám phá những ứng dụng mà mình không thể làm trước đây. Chẳng hạn những ứng dụng như dùng điện thoại Android làm trạm phát Wi-Fi (đã tích hợp trong Android 2.2), tắt các ứng dụng không cần thiết, hay thay đổi xung nhịp của chíp xử lý.

Root máy cũng giúp mở khóa các tính năng ẩn của nhà sản xuất, chẳng hạn như trong phiên bản Droid (Milestone) phân phối tại Mỹ, nhà sản xuất đã khóa tính năng cảm ứng đa điểm vì lo ngại vấn đề bản quyền, nhưng người dùng có thể dễ dàng kích hoạt nó nếu như đã root máy.

Thay đổi sang các bản ROM đã “nấu” (cook), tùy chỉnh (custom) là ưu điểm lớn nhất, vì nó giúp bạn dùng các phiên bản ROM chỉnh sửa đã được cộng đồng sử dụng tối ưu sẵn, cho tốc độ cao và tiết kiệm pin hơn. Mặt khác, với những máy không còn được hỗ trợ từ nhà sản xuất nữa, các bản ROM này cũng có thể là phiên bản mới hơn. Một ví dụ là Google G1 chỉ có ROM 1.0 khi xuất xưởng, nhưng cộng đồng người dùng đã nâng cấp cho máy lên 2.1.

PHẦN II. CHIA SẺ THỰC TẾ TỪ STEAM CELLPHONES

Trong phần I, các bạn đã được đi tìm hiểu sâu về việc root trên thiết bị Android, vậy thực tế khi Root thành công các máy Android bạn sẽ làm được những gì mà mặc định máy không có ? Và có lẽ đây chính là điểm thu hút nhất đối với người sử dụng

1. Kích hoạt tính năng ẩn và cài đặt phần mềm không tương thích.

Đôi khi ngay cả Android cũng không cung cấp đủ các tính năng mà bạn muốn. Hoặc một số ứng dụng bị khóa bởi nhà mạng, hay là nó không có sẵn. May mắn thay, việc root có thể giúp chúng ta điều đó. Bạn có thể cài những ứng dụng của nhà mạng, hay sử dụng những tính năng của phiên bản Android mới nhất, làm cho các ứng dụng vốn không tương thích trở nên tương thích, tang tốc phần cứng, có được tính năng như Beats Audio từ các điện thoại khác,

hoặc những tính năng mới trên Moto X.

Bất cứ những điều gì bạn muốn, root máy sẽ giúp bạn thực hiện điều đó.

2.Tự động hóa mọi thứ

Có thể bạn đã nghe về Tasker, ứng dụng tuyệt vời tự động hóa bất cứ thứ gì trên điện thoại của bạn. Bạn không cần phải root máy để sử dụng tính năng đó, nhưng nếu bạn root máy thì bạn sẽ làm được nhiều hơn thế! Một số tác vụ như chuyển đổ qua lại 3G, GPS, thay đổi tốc độ CPU, xoay màn hình và những tác vụ khác đòi hỏi quyền root. Nếu bạn muốn nhận được những tính năng tuyệt vời như của Tasker, bạn chắc chắn sẽ muốn root chiếc điện thoại của bạn.

Hiện Tasker đã có mặt trong danh sách ứng dụng bản quyền Android của CellphoneS, nhưng để sử dụng được máy bạn yêu cầu cần phải Root.

3. Tăng tốc hệ thống và thời lượng pin

Không cần root, bạn vẫn có thể tăng tốc hệ thống và thời lượng pin của bạn, nhưng rõ ràng sau khi root, bạn có thể làm tốt hơn. Ví dụ với ứng dụng SetCPU, bạn có thể overclock điện thoại của bạn để máy chạy mượt hơn, hay undervolt để pin lâu hơn.

Bạn cũng có thể sử dụng Greenify để tự động khóa những ứng dụng mà bạn không dùng đến, những ứng dụng chạy ngầm gây tốn RAM và pin mà bạn không nhìn thấy.

4. Chặn quảng cáo

Hãy nhìn xem, quảng cáo, đó là một cách để nhà phát triển kiếm tiền, nhưng nó cũng là một nguyên nhân khiến tiêu tốn data. Nếu bạn muốn chặn quảng cáo trên ứng dụng và thiết bị, root máy là cách tốt nhất để bạn làm điều đó. AdFree, Adblock Plus, Adxa là các lựa chọn tuyệt vời.

Tất nhiên nếu bạn không root, bạn có thể tiết kiệm data bằng cách chuyển máy về chế độ AirPlane!

5. Sao lưu điện thoại để sử dụng liền mạch.

Khi bạn đổi sang thiết bị Android mới, hay khôi phục về cài đặt gốc vì một vài lý do nào đó, công việc sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều nếu bạn sao lưu ứng dụng và thiết lập của bạn. Bằng cách đó bạn có thể khôi phục thiết lập của bạn chỉ trong một vài thao tác. Nếu bạn không root, bạn vẫn có thể sao lưu một vài thứ như ứng dụng và dữ liệu, nhưng không thể làm được nhiều, hay là tự động sao lưu và khôi phục như Titanium Backup làm.

6. Loại bỏ ứng dụng rác

Titanium không chỉ là ứng dụng chuyên sao lưu và khôi phục. Nó còn có thể loại bỏ ứng dụng gây phiền phức, hao pin, lãng phí bộ nhớ trên rất nhiều điện thoại Android, mà đáng tiếc là muốn loại bỏ nó, bạn phải root máy. Đầu tiên phải đóng băng những ứng dụng rác đó để đảm bảo hệ thống hoạt động bình thường, sau đó xóa chúng đi để giải phóng bộ nhớ. Bạn sẽ thấy hiệu quả sau khi xóa ứng dụng rác.

7. Tinh chỉnh hệ thống Android

Nếu như bạn là một người thích mày mò các tính năng thú vị trên Android, thì root sẽ giúp cho bạn rất nhiều. Chẳng hạn tùy chỉnh bàn phím, giúp máy mượt hơn, cải thiện đa nhiệm, hay thêm chủ đề với Pimp My ROM,

root máy sẽ giúp bạn tinh chỉnh bất kỳ thứ gì trên Android mà bạn muốn. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm nhiều nữa, hãy lên diễn đàn XDA-Developer để được giúp đỡ nhiều hơn.

8. Flash 1 kernel mới.

Một số các tính năng trên Android đòi hỏi cái kernel đã được tùy chỉnh, mà điều đó chỉ có thể cài đặt trên các thiết bị đã root. Kernel có nhiệm vụ giúp các ứng dụng của bạn giao tiếp với các phần cứng của điện thoại có nghĩa là một kernel có thể giúp máy bạn có hiệu suất tốt hơn, tuổi thọ pin tốt hơn, và thậm chí thêm các tính năng như Wi-Fi tethering (trên điện thoại không được hỗ trợ), sạc pin nhanh hơn, và nhiều hơn nữa. Bạn có thể tự flash kernel hoặc dùng công cụ Kernel Manager.

9. Flash Custom ROM, nâng cấp các thiết bị không được hỗ trợ lên Android 4.3

Có thể bạn đã biết về điều này nhưng đó là một trong những điều khiến người ta root máy. Một custom ROM là một phiên bản tùy biến của Android, và nó thực sự thay đổi cách bạn sử dụng điện thoại. Một số mang lại những bản ROM không phải ROM gốc của nhà sản xuất, hay là mang đến những bản ROM phiên bản mới nhất cho những máy không được cập nhật.

Một số thêm tính năng tiện dụng, một số tính năng đặc biệt và hơn nữa là thay đổi hệ điều hành của bạn từ đầu đến chân! Không vấn đề gì, ngay cả đó là 1 thiết bị Nexus, thực sự bạn nên thử các bản ROM tùy chỉnh dành cho chúng. Bạn sẽ không phải thất vọng! Lưu ý: một số máy muốn root được sẽ đòi hỏi unlock bootloader, để giải phóng thiết bị khỏi sự kiểm soát của nhà sản xuất.

10. Biến nó thành thiết bị chỉ của riêng bạn.

Cuối cùng, lợi ích lớn nhất vẫn là giúp bạn biến chiếc điện thoại trở thành độc nhất, làm những thứ khiến bạn thấy hài lòng. Có thể sẽ xảy ra một số rủi ro khi root chiếc điện thoại của bạn. Lời khuyên của các nhà sản xuất và nhà mạng là đừng nên root, tuy nhiên nếu bạn muốn trải nghiệm tối đa hệ điều hành Android, mạo hiểm một chút cũng không uổng! Việc Root thiết bị Android nên hay không ? Điều đò tùy thuộc vào quyết định và nhu cầu sử dụng máy của các bạn. Tìm hiểu sâu về Root trên thiết bị Android

Trở về
Bình luận

Gửi bình luận:

Nhập từ khóa vào ô tìm kiếm để tìm bài viết bạn muốn xem!
*Tổng hợp chọn lọc cho Android
Phần mềm Super One Click
Phần mềm Kingo Root
Phần mềm Unlockroot
Phần mềm Baiduroot *
Phần mềm Framaroot
Root điện thoại Android
Phần mềm nên có sau root
Cài Clockworkmod Recovery
Hướng dẫn root điện thoại Android
Phần mềm quản lý Root Explorer
Phần mềm quản lý file Total Command
Top 100 Phần mềm hay cho Android *
Tối ưu hệ thống sau khi root
Up rom cho thiết bị Android
Up rom với SP Flash Tool
Tổng hợp hay cho máy tính bảng Android
*Tổng hợp Drivers, Roms, Firmwares cho Android
Tải driver cho điện thoại
Tổng hợp Rom, Firmware, Driver cho Android
Download Adb Driver
Download Acer Drivers
Download Asus Drivers
Download Htc Drivers
Download Lenovo Drivers
Download Lg Drivers
Download Oppo Drivers
Download Qmobile Drivers
Download Samsung Drivers
Download Sony Drivers
Download Other Drivers
Download Coolpad Stock Rom
Download Gionee Stock Rom
Download Google Nexus Stock Rom
Download K-touch Stock Rom
Download Lenovo Stock Rom
Download Vodafone Stock Rom
Download Zen Stock Rom
Download Other Drivers
Rom máy tính bảng Aoson-m19
Rom tổng hợp các thiêt bị Android
*Tổng hợp Ứng dụng Android
Các bạn có thể download các phần mềm khác cho Android tại đây. *
Đang cập nhật...
Tìm kiếm ứng dụng APK cho Android:
Powered by Google!
*Tổng hợp Games Android
Các bạn có thể download các games khác cho Android tại đây. *
Đang cập nhật...
Tìm kiếm games APK cho Android:
Powered by Google!
Tags: cẩm nang android, thủ thuật android, hướng dẫn up rom, root, recovery, firmware, download game android, download các phần mềm, game android hay, tổng hợp phần mềm và ứng dụng dành cho android miễn phí, download apk free...
*Admin sẽ cung cấp những phần mềm android không thể thiếu cho bạn, từ những ứng dụng cơ bản đến những phần mềm chuyên dụng, những công cụ hệ thống, tools, apps, games android và những thủ thuật hay, tất cả đều được chia sẻ miễn phí tại : http://top-android.wap.sh
*Trang chủ | Hỗ trợ
* Bạn đến từ :

XtGem Forum catalog