The Soda Pop
Sơ lược về Android - Top Android - Thế Giới Android - Blog Android - Download APK Free for Smartphones
 Thế giới miễn phí dành cho Android!
Thế giới miễn phí dành cho Android!
*Blog Android - Thế Giới Android - Tổng hợp mới nhất cho Android
*Mình là một người yêu thích công nghệ thông tin . Blog này mình lập ra mục đích chính là để chia sẻ những hiểu biết của mình về các thủ thuật hữu ích về phần mềm & phần cứng khi sử dụng thiết bị Android , thủ thuật điện thoại hay, thủ thuật android cơ bản, hướng dẫn root, up rom, recovery… Hi vọng những kiến thức mình chia sẻ sẽ giúp các bạn giải quyết được những vấn đề gặp phải. Kiến thức của mình còn hạn hẹp nên chắc chắn không thể tránh được những thiết sót, mong nhận được ý kiến góp ý từ tất cả các bạn để Blog ngày một mạnh hơn. Nếu các bạn có thắc mắc hay muốn trao đổi thêm với mình về bất kỳ chủ đề gì có thể liên lạc với mình qua Emai: cskh.wapgiaitri@gmail.com .
*Các bài viết mới nhất! *

Sơ lược về Android

Tất cả về Android cho người dùng phổ thông, những người mới làm quen với HDDH Android!Android đã trở thành một trong những hệ điều hành phổ biến hàng đầu thế giới trong thời gian gần đây. Những nhà sản xuất đã ra mắt rất nhiều mẫu máy sử dụng hệ điều hành

Android đã trở thành một trong những hệ điều hành phổ biến hàng đầu thế giới trong thời gian gần đây. Những nhà sản xuất đã ra mắt rất nhiều mẫu máy sử dụng hệ điều hành Android, từ phân khúc phổ thông cho đến siêu cấp. Mình muốn viết bài này như một cẩm nang android nhỏ để mọi người có thể tận dụng tối đa chiếc Android của mình, giúp cuộc sống và công việc dễ dàng hơn.

Trước hết, mình sẽ giới thiệu sơ lược về hệ điều hành này của Google. Tên gọi Android có nghĩa chính xác là “một người máy có hình dáng của con người”. Android là hệ điều hành cho thiết bị di động được phát triển bởi công ty Android Inc. Công ty được Google mua lại vào năm 2005. Kể từ đó, Google đã có những quyết định đầu tư cho hệ điều hành. Đến năm 2007, Liên minh thiết bị di động mã nguồn mở (Open Handset Alliance) được thành lập bao gồm Texas Instruments, Broadcom Corporation, Google, HTC, Intel, LG, Marvell Technology Group, Motorola, Nvidia, Qualcomm, Samsung Electronics, Sprint Nextel và T-Mobile nhằm phát triển một chuẩn cho các thiết bị cầm tay mã nguồn mở. Đến năm 2008, liên minh này có thêm 14 thành viên mới như ASUS, Sony, Toshiba,… Khởi đầu từ phiên bản Android 1.5 tên mã Cupcake, đến nay (15/11/2010) Android đã cập nhật đến phiên bản 2.2 tên mã Froyo. Tháng 12 năm 2010, Android đã chính thức nâng lên phiên bản 2.3 với sự xuất hiện của chiếc điện thoại thế hệ hai của Google: chiếc Nexus S. Android 3.0 cũng đã có những hình ảnh đầu tiên trên tablet của Motorola.

T-Mobile G1 (hay HTC Dream), chiếc điện thoại mở đầu cho kỉ nguyên Android

*******************************************

I. Phần cứng

Trước hết, chúng ta sẽ tìm hiểu về những phầncứng cơ bảncủa một thiết bị sửdụng Android. Mìnhsẽ đề cập đến các thành phần mà người sử dụng thông thường sẽ cần biết để chọn mua hoặc sử dụng hiệu quả thiết bị

Hầu hết màn hình của các thiết bị sử dụng Android đều là màn hình cảm ứng (cảm ứng điện dung hoặc cảm ứng điện trở). Android được Google thiết kế tối ưu hóa cho màn hình cảm ứng với những biểu tượng lớn, chữ lớn, cách kéo thả các ứng dụng, cách cuộn màn hình,… Hiện những thiết bị Android không dùng màn hình cảm ứng chỉ có một số mẫu TV hoặc máy tính xách tay mà thôi.

Với màn hình của Android, bạn có thể thực hiện một số thao tác như: + Nhấn và chạm: Nhấn là thao tác bạn dùng ngón tay nhấn vào một đối tượng (Object) để kích hoạt các dòng lệnh được lập trình sẵn với đối tượng đó. Chẳng hạn: bạn nhấn vào một biểu tượng để khởi chạy ứng dụng, bạn nhấn nút OK để lưu tài liệu, nhấn vào thanh địa chỉ để gõ tên trang web,… Chạm đó là khi bạn nhấn giữ ngón tay tại một đối tượng đến khi sự kiện xảy ra. Chẳng hạn bạn chạm và giữ ngón tay khoảng nửa giây tại màn hình chính để thêm widget, thay đổi hình nền,… Đây là thao tác cơ bản mà ta phải thường xuyên sử dụng

+ Kéo và thả: Thao tác này tương tự như trên máy tính của bạn khi chúng ta kéo biểu tượng thả ra màn hình chính, sắp xếp biểu tượng,…

+ Miết: dùng hai (hoặc nhiều) ngón tay để thực hiện thao tác. Có thể kể đến việc phóng to hay thu nhỏ hình ảnh sẽ cần đến thay tác miết. Thao tác này ít khi phải sử dụng trên

Android hỗ trợ đa dạng về độ phân giải và kích thước màn hình, trải rộng từ độ phân giải VGA cho đến 1024 x 600. Một số thiết bị sở hữu màn hình 10" nhưng cũng có những thiết bị chỉ có màn hình 2" mà thôi.

Bàn phím trên Android có thể tạm chia thành hai loại: bàn phím nhập liệu và bàn phím chức năng. Trên tất cả các thiết bị dùng Android phải có đủ hai loại bàn phím này. Chúng có thể tách rời hoặc tích hợp vào nhau.

+ Bàn phím nhập liệu: Đây là kiểu bàn phím đầy đủ mà chúng ta thường quen gọi là bàn phím QWERTY (những quốc gia khác có các bố trí phím khác). Bàn phím nhập liệu thường có ba thành phần: phần chữ cái, phần số và phần dấu. Bàn phím nhập liệu có thể là bàn phím ảo (do Android có sẵn, do hãng sản xuất thiết bị thiết kế, do chúng ta cài thêm từ Market,…) hoặc bàn phím vật lí (full QWERTY hay QWERTY rút gọn, bàn phím điện thoại di động bình thường,…)


+ Bàn phím chức năng: Thật ra, đây không hẳn là một bàn phím mà chỉ là một cụm các phím có chức năng riêng biệt và chúng đặc trưng cho hệ điều hành Android. Có 4 phím cơ bản thuộc loại bàn phím này: - Phím Home: quay trở lại màn hình chính khi bạn đang chạy ứng dụng. Nhấn và giữ lâu phím Home sẽ mở ra hộp thoại thể hiện các ứng dụng vừa chạy gần đây để bạn tiện truy

- Phím Menu: mở các menu tùy theo ứng dụng. Trong những menu này thường là các chức năng của ứng dụng, thiết lập thông số cài đặt ứng dụng,… - Phím Back: Quay trở lại màn hình trước đó khi ta đang chạy một ứng dụng. Chẳng hạn, nhấn phím Back để quay về màn hình hiển thị tất cả các tin nhắn, nhấn để quay lại trang

- Phím Search: kích hoạt nhanh hộp thoại tìm kiếm. Hộp thoại này là hộp thoại có sẵn của Android hoặc của từng ứng dụng. Với hộp thoại này, bạn có thể tìm nhanh nội dung tin nhắn, tên trang web, tên số liên lạc trong máy, tên tài liệu đối với ứng dụng văn phòng, tên một ca khúc trong máy,… Ngoài 4 phím kể trên, các nhà sản xuất có thể tích hợp thêm những phím khác như phím điều hướng 5 chiều, bi lăn, chuột quang,… Phím nguồn, phím tăng giảm âm lượng cũng là hai phím không thể thiếu trên Android.

Cụm phím chức năng của Android

Mẹo: Để truy cập nhanh lịch sử (History) của ứng dụng Browser (trình duyệt mặc định của Android), bạn nhấn giữ nút Back khoảng 1 giây.

3) Hệ thống kết nối không dây

Mặc định, Android hỗ trợ tốt tất cả các kết nối không dây thông dụng hiện nay như Wifi, mạng GSM, CDMA, mạng 3G, Bluetooth và cả mạng 4G (như chiếc HTC EVO 4G). Tùy vào từng chiếc máy mà kết nối này có thể thay đổi, chẳng hạn như điện thoại có Wifi, GSM/3G và Bluetooth, lại có những thiết bị như máy tính bảng không có kết nối 3G,… Android hỗ trợ việc chuyển qua lại giữa mạng 2G và 3G để tiết kiệm pin cũng như tắt hay mở chế độ Mobile Network (sử dụng kết nối GPRS/EGDE/3G để vào Internet) nhằm tránh mất tiền cước của người dùng.

Đây là một trong những điểm đặc sắc của Android khi đem so sánh với các hệ điều hành di động khác. Tất cả các thiết bị Android đều được trang bị một đèn LED nhỏ với chức năng thông báo (còn được gọi là Notification LED). Đèn LED này sẽ thông báo tình trạng máy gần hết pin, có tin nhắn hay cuộc gọi nhỡ, có email mới… Các ứng dụng của bên thứ ba cũng có thể sử dụng đèn LED này để thông báo đến người dùng các nội dung của ứng dụng, chẳng hạn như ứng dụng Yahoo! Messenger thông báo có người chat với bạn, ứng dụng Facebook báo có thư,… Màu của đèn có thể thay đổi tùy vào nhà sản xuất và tùy vào ứng dụng. Thông thường: Màu đỏ sẽ báo gần hết pin và cuộc gọi nhỡ, màu xanh lá cây hoặc cam báo hiệu có tin nhắn.

Máy ảnh trên các thiết bị dùng Android cũng như bao máy ảnh điện thoại khác. Tuy nhiên phần mềm dùng để chụp ảnh có thể thay đổi tùy theo nhà sản xuất hoặc chúng ta có cài thêm phần mềm chụp ảnh nào hay không. Máy ảnh trên các thiết bị Android hiện có độ phân giải phổ biến từ 3.2 megapixel cho đến 8 megapixel. Những chiếc máy cá biệt trên 10 megapixel cũng đã xuất hiện trên thị trường. Đèn flash trợ sáng không phải là một điều mới.

Camera thứ hai hỗ trợ cuộc gọi video chỉ mới phổ biến trong khoảng thời gian gần đây với sự tích hợp loại máy ảnh này vào chiếc HTC EVO 4G. Trước đó, không có chiếc Android nào được trang bị máy ảnh phụ. Về chức năng quay phim, những chiếc Android đều có thể đảm nhiệm tốt việc này. Một số thiết bị Android như Droid X, Droid 2/Milestone 2, HTC Desire,... còn có thể quay phim ở độ phân giải HD ready 720p.

Mẹo: Bạn có thể kích hoạt nhanh trình chụp ảnh bằng cách nhấn và giữ nút chụp ảnh (nếu máy của bạn có trang bị) hoặc đem ứng dụng máy ảnh ra màn hình chính để dễ truy xuất.

Trở về
Bình luận

Gửi bình luận:

Nhập từ khóa vào ô tìm kiếm để tìm bài viết bạn muốn xem!
*Tổng hợp chọn lọc cho Android
Phần mềm Super One Click
Phần mềm Kingo Root
Phần mềm Unlockroot
Phần mềm Baiduroot *
Phần mềm Framaroot
Root điện thoại Android
Phần mềm nên có sau root
Cài Clockworkmod Recovery
Hướng dẫn root điện thoại Android
Phần mềm quản lý Root Explorer
Phần mềm quản lý file Total Command
Top 100 Phần mềm hay cho Android *
Tối ưu hệ thống sau khi root
Up rom cho thiết bị Android
Up rom với SP Flash Tool
Tổng hợp hay cho máy tính bảng Android
*Tổng hợp Drivers, Roms, Firmwares cho Android
Tải driver cho điện thoại
Tổng hợp Rom, Firmware, Driver cho Android
Download Adb Driver
Download Acer Drivers
Download Asus Drivers
Download Htc Drivers
Download Lenovo Drivers
Download Lg Drivers
Download Oppo Drivers
Download Qmobile Drivers
Download Samsung Drivers
Download Sony Drivers
Download Other Drivers
Download Coolpad Stock Rom
Download Gionee Stock Rom
Download Google Nexus Stock Rom
Download K-touch Stock Rom
Download Lenovo Stock Rom
Download Vodafone Stock Rom
Download Zen Stock Rom
Download Other Drivers
Rom máy tính bảng Aoson-m19
Rom tổng hợp các thiêt bị Android
*Tổng hợp Ứng dụng Android
Các bạn có thể download các phần mềm khác cho Android tại đây. *
Đang cập nhật...
Tìm kiếm ứng dụng APK cho Android:
Powered by Google!
*Tổng hợp Games Android
Các bạn có thể download các games khác cho Android tại đây. *
Đang cập nhật...
Tìm kiếm games APK cho Android:
Powered by Google!
Tags: cẩm nang android, thủ thuật android, hướng dẫn up rom, root, recovery, firmware, download game android, download các phần mềm, game android hay, tổng hợp phần mềm và ứng dụng dành cho android miễn phí, download apk free...
*Admin sẽ cung cấp những phần mềm android không thể thiếu cho bạn, từ những ứng dụng cơ bản đến những phần mềm chuyên dụng, những công cụ hệ thống, tools, apps, games android và những thủ thuật hay, tất cả đều được chia sẻ miễn phí tại : http://top-android.wap.sh
*Trang chủ | Hỗ trợ
* Bạn đến từ :